Blog > Tin tức > Mâu thuẫn khi kinh doanh giữa sàn TMĐT và Facebook không phải ai cũng biết

Mâu thuẫn khi kinh doanh giữa sàn TMĐT và Facebook không phải ai cũng biết

Rất nhiều công ty hiện chỉ nghĩ đơn giản rằng đang bán hàng tốt qua Facebook, qua các cửa hàng offline và các kênh phân phối thì khi bán trên các sàn TMĐT chỉ cần cho sản phẩm lên là sẽ bán được. Tuy nhiên đời không như là mơ. Giữ nguyên giá cũ đang bán ở cửa hàng hoặc bán niêm yết thì không một ai dòm ngó. Bạn cần phải hiểu rằng, mô hình kinh doanh trên sàn TMĐT khác hoàn toàn với mô hình kinh doanh kiểu cũ.

Do vậy, bán hàng trên sàn TMĐT cần chú ý ngay những điều này:

1. Hiểu được sản phẩm cốt lõi

Bạn có biết rằng Tmall phát triển ra hệ thống chạy từ việc R&D nghiên cứu sản phẩm mới, testing thị trường đến lúc ra mắt trên sàn chỉ mất 6 tháng thậm chí còn ngắn hơn ở một số sản phẩm đơn giản hơn nhiều.

Theo thống kê của Alibaba thì doanh số sản phẩm mới chiếm 31% tổng doanh số trên sàn năm 2018. Một sản phẩm mới có thể chiếm 30% doanh số toàn shop. Giám đốc phát triển sản phẩm Tmall cũng đã tuyên bố sản phẩm mới chính là CHIẾN LƯỢC quan trọng nhất để phát triển trên sàn TMĐT.

Vậy tại sao không tạo ra một thương hiệu mới dành riêng cho hệ thống khi bán trên sàn thương mại điện tử. Không còn nhiều người sẵn sàng trả một mức chênh lệch lớn cho 2 sản phẩm gần giống nhau khác thương hiệu. Họ sẵn sàng quyết định mua dựa vào những đánh giá và trải nghiệm mua của người khác.

2. Mạng xã hội là bệ phóng

Xu hướng phát triển thương hiệu và ra mắt sản phẩm mới qua mạng xã hội với vũ khí là content marketing. Chi phí thấp và độ phủ cao khiến cho việc bán hàng qua sàn TMĐT rất hiệu quả.

Durex là một trong những trường hợp kinh điển ở Việt Nam sau 2 năm doanh số cũng đạt 400 tỷ trong đó hơn 40% đến từ Shopee Tiki Lazada.

Đấy là một trong những câu chuyện của những công ty lớn vậy còn các công ty nhỏ hơn thì sao. Cùng concept nhưng quy mô nhỏ hơn thôi tại Trung Quốc, rất nhiều công ty chuyên TMĐT họ liên hệ với các công ty ở Mỹ, Châu Âu để làm riêng một vài dòng sản phẩm chỉ trên TMĐT. Có 15 nhân viên nhưng 20 tỷ doanh thu/ tháng cho một nhãn hạt điều ở Mỹ bán trên Tmall .

3. Lựa chọn và đánh đổi

Một công ty Top 1 ngành hàng gia dụng tại Việt Nam là Lock & Lock họ phải từ bỏ kênh bán buôn và hướng tới bán trực tiếp qua sàn, qua hệ thống F2C và các cửa hàng của chính họ tại các trung tâm thương mại lớn. Nên không thể trông đợi vào việc sản phẩm có thể bán được trên tất cả các “mặt trận” bạn buộc phải chuyển đổi và tìm ra được 1 phương thức bán hàng phù hợp với doanh nghiệp cũng như phù hướng với xu hướng của thời đại.

Chốt lại, nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển bình thường, hoặc chỉ cần bán các sản phẩm và đủ sống là được thì không sao nhưng bạn muốn bùng nổ thì nhất định cần phải thay đổi và xây dựng cho mình một chiến lược riêng trong xu hướng phát triển ngày càng khó khăn và cạnh tranh này!

Bạn đang cần một chiến lược bán hàng hiệu quả trên các kênh và cần được tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi: Minh Khang Agency; Hotline: 0889 121 886 hoặc 0889 100 886

Chia sẻ mạng xã hội