Blog > Marketing > 3 câu hỏi không nên bỏ qua để tạo ra một tiêu đề hấp dẫn

3 câu hỏi không nên bỏ qua để tạo ra một tiêu đề hấp dẫn

Chúng ta nên hiểu rằng: Người đọc bây giờ rất lười. Người đọc bây giờ rất thiếu kiên nhẫn. Và họ còn khó tính nữa.

Hàng ngày, tính “sương sương” mỗi người tiếp xúc với hàng nghìn mẩu nội dung, hàng nghìn thông tin, hàng nghìn thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 1% trong số đó được người đọc quan tâm, dừng lại và dành thời gian để đọc nó thôi.
Tiêu đề chính là một trong những lý do quyết định đến việc người đọc có dừng lại để đọc content của bạn hay không. Ngoài ra cũng không thể không kể đến các yếu tố khác như hình ảnh hấp dẫn, âm thanh thu hút, thương hiệu uy tín… Tuy nhiên trong bài viết này sẽ chỉ nói tới tiêu đề – yếu tố tạo nên “gốc dễ” của một bài viết.
Như vậy thì, làm sao để tạo ra tiêu đề tốt, đủ sức hấp dẫn, đủ cảm xúc, đủ gây tò mò để người đọc chọn content của bạn?
Điều đó nằm trong câu trả lời của 3 câu hỏi đơn giản sau đây:

1. BÀI VIẾT NÀY DÀNH CHO AI?

Người đọc rất thích những nội dung được viết riêng cho họ, hoặc những người như họ. Nội dung hướng tới đối tượng cụ thể luôn rất cuốn hút với nhóm đối tượng đó. Hãy thể hiện điều đó ra tiêu đề để người đọc thấy nó đầu tiên.
Ví dụ: dân văn phòng đến nơi làm việc phải tiếp xúc với nhiều người là một trong những khách hàng tiềm năng đối với những doanh nghiệp sản xuất khẩu trang và các dụng cụ y tế. Nếu bạn tạo ra một bài viết chung chung như “10 mẹo phòng tránh dịch corona đơn giản” thì đây là một nội dung không nhằm vào nhóm cụ thể nào cả. Những tiêu đề như thế này thường được gọi tên là vô thưởng vô phạt.
Tiêu đề phù hợp hơn trong trường hợp này sẽ là:
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona văn phòng khi gặp gỡ nhiều người
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona cho cộng đồng dân văn phòng
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona ngay tại văn phòng

2. BÀI VIẾT NÀY HỮU ÍCH VỚI NGƯỜI ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?

Nội dung hướng đến đối tượng cụ thể là tốt. Nhưng là chưa đủ nếu nội dung chỉ biết nhắm mục tiêu mà không có mục đích.
Hãy cùng phân tích 1 trong 3 tiêu đề mình đưa ra ở phần trước. Chiếc tiêu đề thứ 2: “10 mẹo phòng tránh dịch corona khi làm việc tại nơi đông người” đang hơi có vấn đề một chút. Nó gần như chỉ nhắm đến đối tượng dân văn phòng, mà chưa đề cập đến tính cấp thiết của dịch bệnh  Chưa trả lời được câu hỏi “Như thế nào?” với ai?
Tiêu đề tốt hơn sẽ là:
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona cùng chiếc laptop ngay tại văn phòng
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona không tốn nhiều tiền ngay tại văn phòng của bạn
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona bằng cách đeo khẩu trang ngay tại nơi làm việc

3. BÀI VIẾT NÀY CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

Đúng như những gì bạn đang nghĩ đấy. Nội dung hướng đến đối tượng cụ thể là tốt, nội dung có mục đích, có hướng đi là tốt. Nhưng sẽ chưa hoàn hảo nếu nó chả có gì đặc biệt. Nếu không khác biệt thì chẳng thể gây tò mò, chẳng có gì mới lạ và chẳng có gì đáng xem.
Vậy làm sao để nó đặc biệt hơn? Cùng phân tích tiêu đề thứ 2 nhé: Chiếc thứ nhất:  “10 mẹo phòng tránh dịch corona cho cộng đồng dân văn phòng ”. Quá formal, đúng không? Sửa thế nào được ? Hay  tăng từ 10 lên 15 mẹo? Không! Vì 15 mẹo thì thật ra cũng chỉ tìm thêm tài liệu và tổng hợp thêm so với 10 chứ chưa có gì đặc sắc về hướng triển khai content.
Tiêu đề phù hợp hơn sẽ là:
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona chỉ 5p dành cho dân văn phòng
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona ngay trong lúc làm việc dành cho dân văn phòng
– 10 mẹo phòng tránh dịch corona an toàn như cách bạn trở về với gia đình

TÓM LẠI

Chúng ta bắt đầu với tiêu đề “thô” là:  “10 mẹo phòng tránh dịch corona đơn giản”
Sau khi trả lời 3 câu hỏi trên, chúng ta đã có một tiêu đề được chuốt lại trông có vẻ khác hơn sẽ là:
– “10 mẹo phòng tránh dịch corona ngay trong lúc làm việc dành cho dân văn phòng”
Bạn là một người làm văn phòng, đang lo lắng với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh hô hấp cornaro vậy bạn sẽ chọn tiêu đề nào ?
Những ví dụ cụ thể có thể chưa thực sự hoàn hảo, nhưng đây là một trong những “bí quyết” có thể giúp mọi người có một số hướng đi rõ ràng hơn cho việc sáng tạo tiêu đề bài viết hấp dẫn thay vì tự lần mò theo lý thuyết.

Cre: Phương Đỗ

Chia sẻ mạng xã hội