Blog > Marketing > 9 Bước quan trọng để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả

9 Bước quan trọng để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Nói đến chiến dịch quảng cáo digital marketing không thể không nói tới 2 ông lớn Facebook và Google. Trong bối cảnh ngày càng nhiều thông tin và quảng cáo tranh dành sự chú ý của khách hàng. Thì để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả, bạn cần phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng với sự đầu tư hợp lý về thời gian, con người và tiền bạc.

Một quảng cáo có thể được thực hiện với những chủ đích khác nhau như để tăng doanh số bán hàng, để tạo uy tín cho thương hiệu, để tạo chú ý cho thương hiệu luôn có mặt hoặc để nhắc nhở thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Để xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả cần trải qua 9 bước như sau:

Bước 1: Xác Định Được Mục Tiêu Của Chiến Dịch Quảng Cáo

Xác định rõ ràng mục tiêu doanh nghiệp hoặc bất kỳ mục tiêu nào cho chiến dịch quảng cáo là vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bạn cần phải cụ thể. Một Mục tiêu SMART là một mục tiêu mang tính cụ thể (S-Specific), đo lường được (M-Measurable), có khả năng thực hiện (A-Achievable), mang tính thực tế (R-Realistic) và có giới hạn thời gian (T-Timetable). Bạn có thể cân nhắc 5 mục tiêu quảng cáo khác nhau dưới đây mà tìm cách lồng ghép các mục tiêu SMART:

Tìm kiếm khách hàng mới: Nếu mục tiêu của bạn là thu hút thêm nhiều khách hàng, hãy xác định ngân sách bạn đang có là bao nhiêu và trong khoảng thời gian là bao lâu thì bạn có thể đo lường kết quả. Một mục tiêu SMART có thể là: Thu hút 50 khách hàng mới trong 30 ngày

– Củng cố nhận thức về thương hiệu: Nếu bạn muốn doanh nghiệp hoặc dịch vụ của mình ở trong tâm trí của khách hàng thì nhận thức thương hiệu sẽ là một mục tiêu chiến lược hợp lý. Một mục tiêu SMART có thể là: Tăng mức độ hiện diện trên mạng xã hội của thương hiệu lên tối thiểu 20% trong 6 tháng, con số này sẽ được đo lường bằng lượng đề cập (mention) trên các trang mạng xã hội

Ra mắt một sản phẩm mới: Nếu quảng bà một sản phẩm mới là mục tiêu cho chiến dịch, bạn sẽ đo lường điều đó như thế nào? Mục tiêu SMART có thể là: Bán 300 đơn vị trong lần ra mắt sản phẩm 3 tháng đầu tiên.

Đưa ra những lợi ích mà ít người biết tới: Những người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hoặc giải pháp kinh doanh phức tạp có thể muốn thông báo cho đối tượng mục tiêu của họ về các lợi ích phù hợp. Lấy ví dụ: Một Agency về digital ra mắt một dịch vụ mới đi kèm. Vì vậy mục tiêu SMART của họ có thể là: Tạo ra 150 lượt tải đi kèm với những phần thưởng bổ sung để giải thích về lợi ích của dịch vụ đi kèm, trong đó sẽ có 30 người hứng thú về việc tìm hiểu thêm về nó, chiến dịch này sẽ kéo dài trong 90 ngày. 

Tạo ra một sự thúc đẩy theo mùa: Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và đang có một chương trình giảm giá theo mùa, vậy thì quảng cáo của bạn sẽ cần tập trung vào khoảng thời gian giới hạn này. Một mục tiêu SMART có thể là: Tăng lượng khách ghé thăm cửa hàng lên 30% trong thời điểm cuối tuần khi diễn ra sự kiện, đi kèm là mức doanh thu tăng 10%. 

Bước 2: Lựa chọn những gì bạn muốn quảng bá

Bước tiếp theo trong việc quảng cáo doanh nghiệp chính là quyết định xem bạn sẽ quảng bá cho yếu tố gì, bạn có thể lựa chọn trong danh sách các yếu tố dưới đây:

– Một sản phẩm

– Một dịch vụ

– Một nhóm sản phẩm/dịch vụ

– Thương hiệu của bạn

– Một sự kiện hoặc dịp giảm giá đặc biệt

– Yếu tố khác

Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận một cách chính xác. Bạn cần phát triển được persona, persona thông thường bao gồm: Nhân khẩu học, sở thích, thói quen, những thách thức họ đang muốn giải quyết, thu nhập v.v…

Bước 4: Xác định nơi tìm kiếm khách hàng của bạn

Khi thiết lập các chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp nhỏ, việc tìm đúng nhóm khách hàng là vô cùng quan trọng. Dự đoán xem những nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn thường dành thời gian của họ cũng như cập nhật thông tin. Dạng hoạt động gì thu hút họ tương tác, cũng như sở thích hàng ngày của họ là gì? Làm thế nào để họ nghiên cứu mua hàng? Hiểu những điều này giúp xác định cách tìm người trong đối tượng mục tiêu của bạn.

Hãy nhìn lại persona của người mua để tìm ra hình thức quảng cáo phù hợp nhất với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Hiện nay đã xuất hiện những hình thức quảng cáo trên Facebook cho phép bạn xác định đối tượng quảng cáo thông qua sở thích hoặc yếu tố nhân khẩu học. Hoặc với Google Adwords là sử dụng các từ khóa để thu hút người mua thường xuyên tìm kiếm về sản phẩm của bạn.

Bước 5: Lựa chọn thời điểm cho chiến dịch 

Sẽ có một số dạng quảng cáo có thể vận hành ngay lập tức, một số khác lại yêu cầu việc lên kế hoạch chi tiết từ trước.

Lấy ví dụ, nếu bạn đang chạy một chương trình ưu đãi đặc biệt trong thời gian có giới hạn, bạn sẽ cần kết quả trước khi sự kiện kết thúc. Mặt khác, nếu bạn chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới thì việc lên kế hoạch cẩn thận từ. Một chiến dịch blitz (là một chiến dịch ngắn, chuyên sâu và tập trung cho một sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Bao gồm gửi thư trực tiếp, quảng cáo trên TV và quảng cáo hiển thị trên Internet cùng với chiến dịch PR, tất cả có thể được phối hợp để mọi thứ bắt đầu tung ra cùng một lúc để tạo ra một hiệu ứng lớn.

Hãy nhớ rằng, lựa chọn thời điểm là một phần quan trọng của bất kỳ chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp nhỏ nào.

Bước 6: Đặt ra ngân sách quảng cáo

Bạn cần hết sức thực tế khi thiết lập ngân sách quảng cáo. Tất cả chúng ta đều muốn quảng cáo miễn phí, tuy nhiên bạn cần ngân sách cho một số mức chi tiêu nhất định. Hãy nhìn vào những doanh nghiệp khác trong cùng ngành và có cùng quy mô, xem cách họ chi tiêu vào hoạt động quảng cáo. Các thang đo tiêu chí trong ngành sẽ đưa ra những con số để bạn so sánh, thông qua việc tính toán chi phí quảng cáo theo mức phần trăm của doanh thu hàng năm.

Bước 7: Chọn phương tiện truyền thông để quảng cáo

Bạn cần tìm phương tiện truyền thông tương thích với mục tiêu, khách hàng, thời gian và ngân sách. Nói cách khác, phương tiện truyền thông nào sẽ là nơi tốt nhất để doanh nghiệp của bạn quảng cáo. Hãy bắt đầu từ những nơi khách hàng của bạn dành thời gian sử dụng mỗi ngày.

Hãy tìm đến một đơn vị truyền thông uy tín, họ sẽ tư vấn phương tiện truyền thông phù hợp với sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.

Bước 8: Tạo ra thông điệp và hình ảnh quảng cáo

Bước kế tiếp bạn sẽ cần phải tạo ra thông điệp cho quảng cáo cũng như các “tài liệu sáng tạo” (hình ảnh, video hoặc bản thu). Với những quảng cáo như Print Ads, quảng cáo trên TV hay thậm chí là quảng cáo trên đài Radio, nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ tìm đến dịch vụ của các Agency sáng tạo để tạo sản phẩm truyền thông để có được những sản phẩm chuyên nghiệp.

Bước 9: Đo lường kết quả

Phần cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, chính là việc đo lường kết quả. Dựa trên những mục tiêu của doanh nghiệp, bạn nên xác định các số liệu cụ thể để biết liệu chiến dịch của bạn có thành công hay không. Bạn cần đo hiệu suất theo các số liệu đó.

Khi theo dõi hiệu suất, hãy học hỏi và phản ứng, thậm chí là sửa đổi ngay giữa chiến dịch nếu có thể, hoặc thực hiện việc nghiên cứu và rút ra những yếu tố cần sửa đổi để chiến dịch sau được hoàn thiện hơn.

Tóm lại, để tạo nên một chiến dịch quảng cáo hiệu quả hãy tìm hiểu và lên kế hoạch cẩn thận. Nếu doanh nghiệp còn băn khoăn và chưa tự tin để quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình hãy đến với Minh Khang Agency. Chúng tôi tự tin mang lại cho bạn Chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất.

Chia sẻ mạng xã hội