Trong Marketing giật tít có phải là một công cụ để mang lại hiệu quả kinh doanh?
Tiêu đề bài viết là một câu hỏi mở với mong muốn được chia sẻ và nhận lại những đóng góp cho một nội dung khá nhiều ý kiến trái chiều. Và chúng ta cùng xem xét những ví dụ sau đây để hiểu hơn về điều đó:
“Mở lon Việt Nam” – cụm từ tốn không ít giấy mực thời gian qua đơn giản là một cái “tít” nhiều ẩn ý mà một thương hiệu quốc tế như Coca-Cola đã làm thì khó mà biết họ nghĩ gì trong đầu – vô tình hay cố ý tùy các bạn hiểu. Cho đến khi bị cấm, tốc độ viral của nó thực sự khủng khiếp, tính ra còn hiệu quả hơn nhiều các chiến dịch tiền tỉ khác.
Mùa sale huyền thoại của Tiki cuối năm 2018 đi vào lòng người với câu giật tít không thể xuất sắc hơn: “Trời ơi! Tin được không? Tại thời điểm đó, đến một đứa trẻ cũng thường xuyên nhắc đi nhắc lại câu này, rất nhiều bài quảng cáo khác viết dưới dạng ăn theo càng giúp Tiki viral tốt hơn. Đây là một câu nói không mới nhưng chỉ khi Tiki vận dụng vào chiến dịch sale 91% thì mới được chú ý. Đặc biệt, gần 1 năm sau câu giật tít này vẫn được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày gợi nhớ những ấn tượng về thương hiệu Tiki mà chưa hề có dấu hiệu “lỗi mốt” như nhiều trend khác.
Tiki mang lại doanh thu khủng sau sologan ấn tượng
Điện máy xanh 2 năm trung thành với bài hát Muốn Mua Tivi đến điện máy xanh…rất trực quan sinh động.
Hãy nhìn cách Durex làm content hết sức kiệm lời nhưng bắt trend cực đỉnh luôn nhắm đúng điểm rơi tâm lý của người tiếp cận.
Cũ kĩ nhưng mãi là case study còn được nhắc tới nhiều, đấy chính là cú đập vồ đặc biệt khó chịu: Kangaroo – máy lọc nước hàng đầu Việt Nam
Vì sao mà giật tít lại quan trọng trong marketing ?
Có thể nói giật tít chính là yếu tố hàng đầu gây được ấn tượng trực tiếp vào tiềm thức, nhận thức của người tiếp cận
Chúng ta đang sống trong 1 thế giới ngày càng đông đúc, nhộn nhịp, gấp gáp và cạnh tranh do vậy muốn đạt được hiệu quả thì phải luôn làm cho mình nổi bật, khác biệt bằng những cách giật tít không lặp lại ai và đáng nói là không lặp lại chính bản thân.
Giật tít giữ vị trí vedette của một nội dung truyền thông, nó giúp chuyển hóa hành vi của người tiếp cận từ “lướt” sang “đọc”, khi đó mới mở đường cho hiểu – tin – và mua. Tít hay được xem như một đóa hoa bồ công anh, gặp được gió là bung nở ra nhiều gợi mở đến với khách hàng.
Tít luôn nắm giữ key word của cả một chiến dịch – tít không quan trọng thì còn cái gì quan trọng hơn nữa?
Tóm lại có thể nói giật tít là một trò chơi của ngôn từ, mà không có gì đa nghĩa hơn ngữ và nghĩa. Tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu bạn không nhận thức được sự quan trọng của tít.
Được biết rằng, có những chiến dịch quảng cáo mà để cho ra được 1 cái tít, người ta phải ngồi đọc hàng chục cuốn từ điển để chắt lọc và lấy ra được vài 3 từ để ghép lại. Việc này chỉ được nghe kể lại nhưng làm content thực sự là một nghề rất vất vả. Muốn hay, người viết phải nhập tâm vào sản phẩm, thấu hiểu khách hàng, trăn trở cùng Doanh nghiệp, ám ảnh với từng con chữ…Khi đó những ý tưởng tốt có thể đến bất cứ khi nào và thời gian bạn phải làm việc sẽ chỉ trừ lúc ngủ mà thôi. Kết quả của một chiến dịch là nhãn hàng được biết đến nhưng thật ra chả mấy ai nhắc tới người đứng sau.
Cùng là con chữ mà nhà văn, nhà báo kể cũng thấy vẻ vang hơn nhiều. Làm content giống như ẩn thật sâu đâu đó, thành công thì ca ngợi doanh nghiệp, thất bại thì đổ lỗi cho content. Song họ lại có một niềm vui không thể thay thế đó chính là lấy sự hài lòng của khách hàng và sự tín nhiệm của sếp làm động lực để phát triển và bằng lòng là người đứng sau tạo nên thành công sức lan tỏa đến với khách hàng.
Tham khảo: Brands vietnam
Cre: Phương Hạ