Blog > Marketing > Thương mại mạng xã hội: khi mạng xã hội và thương mại điện tử “hòa làm một”

Thương mại mạng xã hội: khi mạng xã hội và thương mại điện tử “hòa làm một”

Thương mại xã hội (Social Commerce) không giống như Social Media Marketing (tạm dịch là Tiếp thị mạng xã hội). Nếu Social Media Marketing là một nỗ lực thu hút người tiêu dùng, mở rộng phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu để mọi người nhớ đến bạn khi họ có nhu cầu mua hàng, thì Thương mại xã hội là về việc thực hiện chuyển đổi hoặc bán trong nền tảng xã hội.

Các nền tảng thương mại xã hội (Social Commerce Platform)

Một điểm cộng “to đùng” của thương mại xã hội là bạn có thể sử dụng các nền tảng và công cụ sẵn có hiện nay để đẩy mạnh sự phát triển của nó. Người tiêu dùng đã có mặt sẵn trên các nền tảng này và nhiều doanh nghiệp đang áp dụng những công nghệ và bảo mật mới để hỗ trợ hoạt động mua và bán. Dưới đây là năm mạng xã hội phổ biến mà bạn có thể tận dụng cho chiến lược Thương mại xã hội của mình.

– Instagram

Theo Pew Research, Instagram là mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ ba sau Facebook và YouTube. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều sử dụng Instagram nhưng nền tảng này nổi tiếng trong cộng đồng giới trẻ hơn là nhóm người lớn tuổi.

– Pinterest

Pinterest là một nền tảng được xây dựng dựa trên hình ảnh giúp bạn dễ dàng chia sẻ các “items” từ khắp nơi trên trang web. Nghiên cứu của Pew Research chỉ ra rằng phụ nữ sử dụng Pinterest hơn nam giới và khoảng một phần ba người trưởng thành trong độ tuổi 18-64 sử dụng nó. Chỉ có khoảng 15% người trung niên sử dụng nền tảng này.

– Facebook

Thật khó có thể bỏ qua Facebook ra khỏi danh sách này khi ứng dụng này đang là nền tảng mạng xã hội có số lượng người dùng cao nhất thế giới với hơn 2 tỷ người.

– Snapchat

Snapchat là một mạng xã hội với đối tượng người sử dụng chủ yếu là giới trẻ. Khoảng 62% những người trong độ tuổi từ 18-29 sử dụng nền tảng này, trong khi đó những người từ 30-49 tuổi chỉ đạt ¼ trong số đó.

– TikTok

TikTok là mạng xã hội mới ra đời trong hệ thống mạng xã hội và thương mại điện tử. Mặc dù là lính mới nhưng Tik Tok là ứng dụng tích hợp nhiều tính năng liên quan đến thương mại xã hội và khán giả của nó thậm chí còn trẻ hơn cả đối tượng của Snapchat.

Các tính năng độc đáo của thương mại xã hội bạn không thể bỏ qua

Các tính năng này sẽ thúc đẩy người dùng hoàn thành nhiều hành trình mua hàng trên mạng xã hội, giúp tăng hiệu quả chuyển đổi từ thông điệp tiếp thị sang quyết định mua hàng và sau đó là bước chuyển đổi (mua hàng) cuối cùng:

– Nút mua

Các “Nút mua: là các liên kết CTA giúp người khác dễ dàng chuyển từ các bài đăng xã hội sang trang sản phẩm hoặc trang mua hàng. Đôi khi người mua sẽ không cần phải rời khỏi mạng xã hội đó để hoàn tất quá trình giao dịch khi mua.

– Mua sắm tại Stories và bộ sưu tập

Đây là chức năng mang đến khả năng tối ưu hóa thương mại mạnh mẽ hơn cả Nút mua hàng. Bạn có thể gán các sản phẩm trong các bộ sưu tập và người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các bài đăng.

Ví dụ như trong nền tảng Pinterest, ứng dụng này được thiết kế để trở thành một bộ sưu tập người dùng có thể mua được trong chính nền tảng đó. Bạn có thể tạo bảng cho các danh mục sản phẩm khác nhau và hiển thị các sản phẩm của bạn trên bảng đó cùng các liên kết tới trang mua hàng. Các mạng xã hội khác, như Instagram và Facebook, đang bắt kịp xu thế này bằng cách tung ra các tính năng cho phép bạn tạo các tùy chọn mua sắm ngay tại mỗi bài đăng.

– Multiple Tagging (gắn nhiều thẻ)

Gắn thẻ là thao tác đề cập đến một tài khoản (@) hoặc xu hướng nào đó (#). Hầu hết các mạng xã hội đều hỗ trợ gắn thẻ vào bài đăng, cho phép bạn gắn thêm nhiều hashtag để những người quan tâm đến các mặt hàng cụ thể đó có thể tìm thấy sản phẩm của bạn khi họ dạo quanh mạng xã hội. Chỉ riêng tính năng đó thôi cũng có thể giúp ích khá nhiều cho chiến lược thương mại xã hội của bạn.

– Sự tham gia tích cực của người dùng

Thương mại xã hội liên quan mật thiết đến sự tham gia tích cực hơn của người dùng. Ví dụ: trên Facebook, mọi người có thể thích, chia sẻ và nhận xét về bài đăng của bạn. Họ có thể tương tác với thương hiệu của bạn từ lâu trước khi họ mua hàng, hoặc họ có thể trở thành một đại sứ thương hiệu không chính thức, bằng cách chia sẻ những bài đăng với những người khác.

– Hỗ trợ khách hàng qua ứng dụng Messenger

Hỗ trợ bằng cách trò chuyện trực tiếp là một phương thức chăm sóc được nhiều khách hàng yêu thích vì nó mang đến sự hài lòng ngay lập tức. Hơn 90% người tiêu dùng nói rằng sử dụng các phần mềm hỗ trợ tư vấn khiến họ hài lòng hơn so với khi giao tiếp với thương hiệu bằng bất kỳ cách nào khác.

Thương mại điện tử xã hội giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Hệ thống mạng xã hội hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi, đặc biệt là từ những khách hàng trẻ tuổi đang khao khát được tương tác với các thương hiệu và đề cao tính minh bạch và xác thực. Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể tận dụng thương mại điện tử xã hội để đem lại nhiều hiệu quả hơn cho thương hiệu của mình.

– Thúc đẩy những tương tác xác thực

Xã hội là một “con đường hai chiều”, và điều đó tạo ra tính xác thực. Người tiêu dùng có thể biết đến thương hiệu của bạn ở cấp độ cá nhân hơn, điều đó có nghĩa là họ cảm thấy giống như đang giao dịch hoặc mua hàng từ con người hơn là một công ty hoặc thương hiệu nào đó.

– Xây dựng niềm tin và lòng trung thành sâu sắc hơn

Những cuộc trò chuyện hai chiều giúp cho người tiêu dùng tin tưởng, thấu hiểu bạn hơn. Điều đó khiến họ hành động bằng cách mua hàng hoặc chia sẻ doanh nghiệp của bạn với người khác.

Việc bạn liên kết giữa 2 bên và giúp khách hàng có thể đi thẳng từ trang xã hội đến trang mua hàng. Hoặc thậm chí tốt hơn là, mua mà không cần rời khỏi các trang mạng xã hội đó.

Tích hợp thương mại xã hội để xây dựng trang web thương mại điện tử tốt nhất

Mặc dù Google vẫn đang chiếm khoảng 20% ​​tổng doanh số thương mại điện tử. Nhưng Facebook và Instagram cũng không kém cạnh khi chiếm tới 10% doanh số, biến thương mại xã hội trở thành đối thủ đáng gờm hơn bao giờ hết.

Các trang web thương mại điện tử tốt nhất trên thế giới đều đã thực hiện tích hợp với các mạng xã hội. Các kênh mạng xã hội thì tựa như những cánh tay đang vươn ra từ cơ sở đó để gia tăng khả năng tương tác – giống như các đại diện bán hàng trong khu vực trong môi trường cửa hàng thực tế.

Cuối cùng, mục tiêu là để tất cả các phần trong chiến lược Sales & Marketing của bạn phải được phối hợp với nhau một cách liền mạch nhất có thể. Điều đó có nghĩa là việc tích hợp mạng xã hội và phấn đấu để mua sắm trải nghiệm trực tuyến liền mạch nhất cho người tiêu dùng là một sáng kiến phù hợp trong trường hợp này.

Thương mại xã hội (Social Commerce) không giống như Social Media Marketing (tạm dịch là Tiếp thị mạng xã hội). Nếu Social Media Marketing là một nỗ lực thu hút người tiêu dùng, mở rộng phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu để mọi người nhớ đến bạn khi họ có nhu cầu mua hàng, thì Thương mại xã hội là về việc thực hiện chuyển đổi hoặc bán trong nền tảng xã hội.

Các nền tảng thương mại xã hội (Social Commerce Platform)

Một điểm cộng “to đùng” của thương mại xã hội là bạn có thể sử dụng các nền tảng và công cụ sẵn có hiện nay để đẩy mạnh sự phát triển của nó. Người tiêu dùng đã có mặt sẵn trên các nền tảng này và nhiều doanh nghiệp đang áp dụng những công nghệ và bảo mật mới để hỗ trợ hoạt động mua và bán. Dưới đây là năm mạng xã hội phổ biến mà bạn có thể tận dụng cho chiến lược Thương mại xã hội của mình.

– Instagram

Theo Pew Research, Instagram là mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ ba sau Facebook và YouTube. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều sử dụng Instagram, nhưng nền tảng này nổi tiếng trong cộng đồng giới trẻ hơn là nhóm người lớn tuổi.

– Pinterest

Pinterest là một nền tảng được xây dựng dựa trên hình ảnh giúp bạn dễ dàng chia sẻ các “items” từ khắp nơi trên trang web. Nghiên cứu của Pew Research chỉ ra rằng phụ nữ sử dụng Pinterest hơn nam giới và khoảng một phần ba người trưởng thành trong độ tuổi 18-64 sử dụng nó. Chỉ có khoảng 15% người trung niên sử dụng nền tảng này.

– Facebook

Thật khó có thể bỏ qua Facebook ra khỏi danh sách này khi ứng dụng này đang là nền tảng mạng xã hội có số lượng người dùng cao nhất thế giới với hơn 2 tỷ người.

– Snapchat

Snapchat là một mạng xã hội với đối tượng người sử dụng chủ yếu là giới trẻ. Khoảng 62% những người trong độ tuổi từ 18-29 sử dụng nền tảng này, trong khi đó những người từ 30-49 tuổi chỉ đạt ¼ trong số đó.

– TikTok

TikTok là mạng xã hội mới ra đời trong cả khối mạng xã hội và thương mại điện tử. Mặc dù là lính mới nhưng Tik Tok là ứng dụng tích hợp nhiều tính năng liên quan đến thương mại xã hội và khán giả của nó thậm chí còn trẻ hơn cả đối tượng của Snapchat.

Các tính năng độc đáo của thương mại xã hội bạn không thể bỏ qua

Các tính năng này sẽ thúc đẩy người dùng hoàn thành nhiều hành trình mua hàng trên mạng xã hội, giúp tăng hiệu quả chuyển đổi từ thông điệp tiếp thị sang quyết định mua hàng và sau đó là bước chuyển đổi (mua hàng) cuối cùng:

– Nút mua

Các “Nút mua: là các liên kết CTA giúp người khác dễ dàng chuyển từ các bài đăng xã hội sang trang sản phẩm hoặc trang mua hàng. Đôi khi người mua sẽ không cần phải rời khỏi mạng xã hội đó để hoàn tất quá trình giao dịch khi mua.

– Mua sắm tại Stories và bộ sưu tập

Đây là chức năng mang đến khả năng tối ưu hóa thương mại mạnh mẽ hơn cả Nút mua hàng. Bạn có thể gán các sản phẩm trong các bộ sưu tập và người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các bài đăng.

Ví dụ như trong nền tảng Pinterest, ứng dụng này được thiết kế để trở thành một bộ sưu tập người dùng có thể mua được trong chính nền tảng đó. Bạn có thể tạo bảng cho các danh mục sản phẩm khác nhau và hiển thị các sản phẩm của bạn trên bảng đó cùng các liên kết tới trang mua hàng. Các mạng xã hội khác, như Instagram và Facebook, đang bắt kịp xu thế này bằng cách tung ra các tính năng cho phép bạn tạo các tùy chọn mua sắm ngay tại mỗi bài đăng.

– Multiple Tagging (gắn nhiều thẻ)

Gắn thẻ là thao tác đề cập đến một tài khoản (@) hoặc xu hướng nào đó (#). Hầu hết các mạng xã hội đều hỗ trợ gắn thẻ vào bài đăng, cho phép bạn gán thêm nhiều hashtag để những người quan tâm đến các mặt hàng cụ thể đó có thể tìm thấy sản phẩm của bạn khi họ dạo quanh mạng xã hội. Chỉ riêng tính năng đó thôi cũng có thể giúp ích khá nhiều cho chiến lược thương mại xã hội của bạn.

– Sự tham gia tích cực của người dùng

Thương mại xã hội liên quan mật thiết đến sự tham gia tích cực hơn của người dùng. Ví dụ: trên Facebook, mọi người có thể thích, chia sẻ và nhận xét về bài đăng của bạn. Họ có thể tương tác với thương hiệu của bạn từ lâu trước khi họ mua hàng, hoặc họ có thể trở thành một đại sứ thương hiệu không chính thức, bằng cách chia sẻ những bài đăng với những người khác.

– Hỗ trợ khách hàng qua ứng dụng Messenger

Hỗ trợ bằng cách trò chuyện trực tiếp là một phương thức chăm sóc được nhiều khách hàng yêu thích vì nó mang đến sự hài lòng ngay lập tức. Hơn 90% người tiêu dùng nói rằng sử dụng các phần mềm hỗ trợ tư vấn khiến họ hài lòng hơn so với khi giao tiếp với thương hiệu bằng bất kỳ cách nào khác.

Thương mại điện tử xã hội giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Hệ thống mạng xã hội hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi, đặc biệt là từ những khách hàng trẻ tuổi đang khao khát được tương tác với các thương hiệu và đề cao tính minh bạch và xác thực. Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể tận dụng thương mại điện tử xã hội để đem lại nhiều hiệu quả hơn cho thương hiệu của mình.

– Thúc đẩy những tương tác xác thực

Xã hội là một “con đường hai chiều”, và điều đó tạo ra tính xác thực. Người tiêu dùng có thể biết đến thương hiệu của bạn ở cấp độ cá nhân hơn, điều đó có nghĩa là họ cảm thấy giống như đang giao dịch hoặc mua hàng từ con người hơn là một công ty hoặc thương hiệu nào đó.

– Xây dựng niềm tin và lòng trung thành sâu sắc hơn

Những cuộc trò chuyện hai chiều giúp cho người tiêu dùng tin tưởng, thấu hiểu bạn hơn. Điều đó khiến họ hành động bằng cách mua hàng hoặc chia sẻ doanh nghiệp của bạn với người khác.

Việc bạn liên kết giữa 2 bên và giúp khách hàng có thể đi thẳng từ trang xã hội đến trang mua hàng. Hoặc thậm chí tốt hơn là, mua mà không cần rời khỏi các trang mạng xã hội đó.

Tích hợp thương mại xã hội để xây dựng trang web thương mại điện tử tốt nhất

Mặc dù Google vẫn đang chiếm khoảng 20% ​​tổng doanh số thương mại điện tử. Nhưng Facebook và Instagram cũng không kém cạnh khi chiếm tới 10% doanh số, biến thương mại xã hội trở thành đối thủ đáng gờm hơn bao giờ hết.

Các trang web thương mại điện tử tốt nhất trên thế giới đều đã thực hiện tích hợp với các mạng xã hội. Các kênh mạng xã hội thì tựa như những cánh tay đang vươn ra từ cơ sở đó để gia tăng khả năng tương tác – giống như các đại diện bán hàng trong khu vực trong môi trường cửa hàng thực tế.

Cuối cùng, mục tiêu là để tất cả các phần trong chiến lược Sales & Marketing của bạn phải được phối hợp với nhau một cách liền mạch nhất có thể. Điều đó có nghĩa là việc tích hợp mạng xã hội và phấn đấu để mua sắm trải nghiệm trực tuyến liền mạch nhất cho người tiêu dùng.

Nguồn tham khảo: Marketing AI

Chia sẻ mạng xã hội