Blog > Marketing > Từ ngữ ngành

Từ ngữ ngành

Tổng hợp những thuật ngữ thường xuyên sử dụng trong một công ty truyền thông mà không phải ai cũng biết

Agency – Công ty cung cấp dịch vụ marketing, truyền thông: Một công ty chuyên cung cấp chất xám, bán ý tưởng. Từ những yêu cầu và thông tin được cung cấp từ phía khách hàng, agency sẽ đưa ra những giải pháp truyền thông – marketing phù hợp và chịu trách nhiệm về các giải pháp đó.

Client – Khách hàng của agency: Hiểu một cách đơn giản, client chính là đơn vị trả tiền để mua dịch vụ chất xám của công ty agency. Client có nhiệm vụ đưa ra yêu cầu và cung cấp các thông tin phù hợp để nhận được dịch vụ tốt nhất từ agency.

In_house: – làm việc chính thức trong một công ty: Là nhân sự phụ trách hoạt động chuyên môn, người đưa ra yêu cầu và thông tin sẽ là cấp trên trực tiếp.

Account – team: Là nhóm nhân sự “cầu nối” giữa agency và client. Có nhiệm vụ truyền đạt ý tưởng và thuyết phục client, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc trong nội bộ agency để có được thành quả tốt nhất. Tuyệt đối không nên nhầm lẫn giữa account và sale.

Creative – team: Là những người trực tiếp đưa ra các sản phẩm sáng tạo của agency. Một creative team thường sẽ có copywriter, desgin…Một số agency có quy mô lớn hơn hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên sâu hơn sẽ có cả creative, art director, content producer…

Media – service: Là bộ phận chịu trách nhiệm lựa chọn và đặt chỗ quảng cáo trên kênh truyền thông, theo dõi và đảm bảo nội dung tần suất xuất hiện đúng với kế hoạch

Audience – công chúng: Là nhóm người sẽ xem content của bạn, họ sẽ xem nhưng chưa chắc đã mua, do vậy không nên nhầm lẫn sữa công chúng và khách hàng.

Brand – thương hiệu: Brand là một cái tên đã ghi dấu trong lòng công chúng với những đặc điểm và cảm xúc nhất định. Brand có thể trùng với tên của các doanh nghiệp.

Brief – bản yêu cầu sáng tạo: Là tài liệu cung cấp cho creative team, bao gồm những tin cô đọng nhất về sản phẩm và thương hiệu cũng như yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Campaign chiến dịch marketing – truyền thông: Là chiến dịch marketing truyền thông kéo dài trong một thời gian nhất định nhằm phục cụ một mục đích cụ thể.

Insight: Là những suy nghĩ mong muốn động cơ ẩn sâu bên trong mỗi người có thể khiến cho họ bị thu hút và phát sinh nhu cầu mua một sản phẩm dịch vụ nào đó.

Concept – ý tưởng chủ đạo: Là ý tưởng nền cho một campaign, được gói gọn trong một vài câu. Concept bao gồm bối cảnh câu chuyện và nhân vật…

Idea – ý tưởng thể hiện: Là những ý tưởng thể hiện cụ thể của concept. Idea phải đưa ra được cách truyền tải cụ thể bằng lời và chữ.

Slogan – khẩu hiệu: Là một câu hô hào của campaign quảng cáo. Tuổi đời của các slogan cũng chính là tuổi đời của campaign đó.

Headline – tiêu đề: Là dòng chữ “to” nhất trong một bài viết, có thông tin mang tính đại diện cho toàn bài hoặc là dòng chữ đầu tiên mà người dùng sẽ nhìn thấy

Key_message – thông điệp chủ đạo: Là thông điệp xuyên suốt trong một chiến dịch. Mọi thể hiện trong chiến dịch đều phải xoay quanh thông điệp này.

Key visual – hình ảnh xuyên suốt: Là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt một campaign, giúp thể hiện key message và tạo điểm nhấn thị giác đặc trưng cho campaign đó.

Budget – ngân sách: Là khoản tiền tối đa mà bạn có thể chi tiêu cho hoạt động marketing truyền thông.

KPI – key performance indicator: Là chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả công việc của bạn. KPI được xem là một lời hứa của agency với client: đã hứa phải làm bằng được.

Proposal – bản đề xuất: Là bản tổng hợp thể hiện ý tưởng. Proposal sẽ được đưa cho client, sếp phê duyệt trước khi lập kế hoạch cụ thể.

Plan – kế hoạch:  Một bản biểu cụ thể bao gồm concept, ideas, các hoạt động, phân bổ kế hoạch theo thời gian, ngân sách cho dự án hoặc chiến dịch truyền thông sắp tới.

Seeding – gieo mầm- Là hoạt động “tự biên tự diễn” các cuộc đối thoại trên mạng xã hội (comment seeding) hoặc trên diễn đàn nhằm làm tăng niềm tin cho người đọc.

Traffic – lượt truy cập: Là chỉ số cho biết số lượt truy cập vào một số website. Lưu ý số lượt truy cập cao hơn số người truy cập vì một người có thể truy cập nhiều lần.

Viral – lan truyền: Một số sản phẩm truyền thông chỉ khi đã lan truyền thành công thì mới được coi là viral. Bạn lên kế hoạch xây dựng sản phẩm truyền thông và kỳ vọng vào mức độ viral của sản phẩm đó. Tuy nhiên, nếu chọn sai thời điểm (có một sự kiện truyền thông cực nổi bật trùng thời điểm và trùng với công chúng mục tiêu) nếu sản phẩm đó không lan truyền như kỳ vọng. Như vậy, sản phẩm không được coi là có viral.

Trên đây là cái nhìn tổng quan nhất về các thuật ngữ liên quan đến Agency. Tất nhiên, còn rất nhiều thuật ngữ nữa chưa thể liệt kê hết. Hãy cùng củng cố thêm những từ ngữ chuyên ngành để ngụm lặn thật sâu trong nghề này cùng Minh Khang Agency nhé!

Chia sẻ mạng xã hội