Blog > Marketing > Xu hướng của người tiêu dùng hậu Covid-19

Xu hướng của người tiêu dùng hậu Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam nhìn chung đã khống chế tốt, hiện tại mọi sinh hoạt, công việc được diễn ra bình thường trở lại. Tuy nhiên, điều đó có đồng nghĩa với thói quen sinh hoạt và tiêu dùng của tất cả chúng ta vẫn giữ nguyên như trước đại dịch? – Chắc chắn là không! Chính dịch bệnh Covid-19 đã tạo nên nhiều thay đổi và cơ hội mới cho các doanh nghiệp từ những thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Cùng tìm hiểu về các xu hướng của người tiêu dùng hậu Covid-19. Nắm bắt được các xu hướng này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội mới và cách làm chiến lược phát triển phù hợp cho các doanh nghiệp.

Xu hướng của người tiêu dùng hậu Covid-19

Thực phẩm xanh, sạch ngày càng chiếm ưu thế

Nhờ đại dịch mà mọi người đã chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt là đối với các nguồn thực phẩm xanh, đảm bảo vệ sinh. Và ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 đi qua thì lối sống ăn uống khỏe mạnh vẫn giữ vị trí quan trọng.

Xu hướng này tạo nên cơ hội tiềm năng cho các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, công ty thực phẩm, thậm chí là cơ hội để các bạn startup mặt hàng thực phẩm từ nông nghiệp sạch.

Trước hết, với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, sẽ chú ý cung cấp các dịch vụ sức khỏe, đảm bảo các sản phẩm và có được dự hài lòng của khách hàng. Khi đáp ứng đến mong muốn đảm bảo sức khỏe từ nguồn thực phẩm chất lượng, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho mặt hàng của bạn.

Và gợi ý mở rộng thêm mặt hàng thực phẩm sạch cho các doanh nghiệp đang làm về Nông nghiệp hay một sản phẩm startup không phải ý kiến tồi. Thực phẩm xanh – sạch vốn đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng quan tâm, thậm chí cả những nhà đầu tư có tiềm lực. Việc đầu tư vào thực phẩm sạch vừa là xu hướng bảo vệ môi trường, xu hướng sống xanh, lành mạnh và nhất là mong muốn đảm bảo sức khỏe ngày càng cao ở nhiều người. Đây thực sự là lĩnh vực đầu tư đầy hứa hẹn!

Nhu cầu mua sắm Online phát triển mạnh

Từ trong dịch bệnh, người tiêu dùng thay vì đến trực tiếp tại các cửa hàng thì họ chọn mua sắm trực tuyến tại nhà. Trong thời gian nghỉ cách ly, các doanh nghiệp kinh doanh online vẫn luôn bận rộn vì đơn hàng tăng lên hằng ngày.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công thương, doanh thu tại các chợ ở Hà Nội giảm 50-80% trong khi doanh thu từ mua sắm online qua các sàn TMĐT tăng 20-30%. Gần đây, có thời điểm Tiki phát sinh 3.000 – 4.000 đơn hàng/phút, số lượng người mua sắm trực tuyến trên VinID trong mùa dịch đã tăng gấp 3 lần so với bình thường.

Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Thay vì chỉ kinh doanh Offlline, hãy khai thác tối đa các kênh trên sàn thương mại điện tử để bán phát triển tốt nhất các mặt hàng của mình.

Đối với những nhà bán lẻ, bán trực tiếp tại cửa hàng thì khai thác sâu các kênh trực tuyến, phát triển việc giao hàng và các dịch vụ O2O (offline-to-online). Hãy thúc đẩy tích hợp đa kênh sẽ là cách mà người tiêu dùng mua sắm trong tương lai.

Một thói quen hình thành nữa từ đại dịch đó là mua nhanh, mua tích trữ. Điều này tạo cơ hội cho các cửa hàng tiện lợi. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các cửa hàng mở rộng danh mục sản phẩm liên quan đến thực phẩm thiết yếu, chứ không dừng lại ở sản phẩm “ăn uống tại cửa hàng”.

Dạy học trực tuyến, làm việc từ xa

Một điều thú vị nữa, sau đại dịch thì nhu cầu và hiệu quả của việc học và làm việc trực tuyến cũng được khẳng định.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, xu hướng học online không chỉ là biện pháp tình thế tạm thời mà còn là xu hướng của tương lai. Đây cũng chính là cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn ứng dụng học online.

Và thói quen làm việc trực tuyến cũng trở nên phổ biến. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, hàng loạt công ty phải cho người lao động phải làm việc tại nhà. Cũng nhờ vậy mà các công ty, doanh nghiệp đang dần thiết lập thói quen quản lý và kiểm soát nhân viên từ xa, người lao động cũng phải thay đổi thích ứng với cách hoạt động nhằm duy trì hiệu suất công việc. Chính điều này tạo nên gợi ý về việc xây dựng mô hình doanh nghiệp có thể hoạt động từ xa, tiết kiệm được nhiều nguồn tài nguyên.

Thanh toán điện tử phát triển rộng rãi

Trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch này, công nghệ càng chứng minh sứ mệnh của mình quan trọng của mình. Xuất phát từ việc mua sắm online, nên buộc người tiêu dùng phải chuyển sang hình thức thanh toán trực tuyến qua di động hoặc các ứng dụng mã hóa đặc biệt. Đây không phải là hình thức thanh toán xa lạ với người tiêu dùng tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự phổ biến. Và khi Covid-19 bùng phát đã thúc đẩy xu hướng thanh toán điện tử này trở nên thịnh hành. Thói quen tiện lợi này chắc chắn sẽ còn được sử dụng cả sau dịch Covid-19.

Tìm hiểu về những thói quen, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng sau dịch bệnh Covid-19 sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp “phong cách” bán hàng, và tạo thêm nhiều cơ hội mới để doanh nghiệp phát triển hơn nữa các sản phẩm của mình.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ mạng xã hội