8 lời khuyên để có 1 Portfolio thành công cho nhà thiết kế. Hi vọng nó có thể giúp các bạn tham khảo nhằm xây dựng 1 Portfolio ấn tượng và đầy cuốn hút.
1. Xác định mục tiêu
Đừng vội vàng tạo 1 portfolio và post các thiết kế không rõ ràng, bạn cần có 1 kế hoạch và chiến lược nghề nghiệp cho chính bạn, nếu bạn không thấu hiểu rõ những gì mình đang làm và các mục tiêu cần đạt được với portfolio của bạn thì nó sẽ không tạo được sự thành công.
Tự trả lời 5 câu hỏi sau
– Bạn tạo portfolio để làm gì ?
– Ai là người xem ?
– Bạn muốn đạt được những vị trí nào trong nghề nghiệp ?
– Lĩnh vực thiết kế cốt lõi bạn yêu thích là gì ?
– Bạn có thực sự nghiêm túc ?
2. Định hướng phong cách
Ở đây chính là bạn, nó sẽ thể hiện cho cá tính và tư duy về thiết kế, nhận thức và gout thẩm mỹ.
Bạn có thể thiết lập phong cách riêng, mang bản sắc riêng của chính bạn hoặc bạn không biết mình sẽ đi theo định hướng nào, phong cách nào, hãy dành thời gian nghiên cứu, tìm kiếm những Designer, Portfolio tốt nhất trên thế giới và gần nhất với mục tiêu của mình và follow họ.
* Một trong những điều tối quan trọng bạn cần phải để ý là bạn có bán được những phong cách thiết kế đó không?
3. Loại bỏ và lựa chọn
– Chọn những tác phẩm và dự án tốt nhất mà nó có thể làm bạn tự hào để showcase.
– Đừng cố gắng chọn quá nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khách nhau mà bạn không làm tốt nó hoặc bạn chưa có thời gian đầu tư, nếu bạn cho nó hiển thị, nó sẽ ảnh hưởng đến những dự án khác và nó cho thấy yếu điểm và sự không “phong độ” của bạn.
– Hãy để ý tới thị hiếu của thị trường điều này giúp bạn tiếp cận được với khách hàng của bạn thông qua loại hình dự án bạn trình bày.
– Hãy là người khó tính, cầu toàn, luôn chú ý đến tiểu tiết.
– Đừng nghĩ bạn portfolio của bạn chỉ là hiển thị các dự án cho có, nó thể hiện cho con người bạn và tư duy hướng nghiệp, khách hàng, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thông qua những điều này.
– Hãy lựa chọn tác phẩm để để đời chứ đừng để đó.
4. Cho thấy quá trình nghiên cứu, phác thảo, phát triển concept
– Khách hàng luôn tò mò về những thiết kế được làm ra như thế nào hãy cho họ biết câu chuyện bạn đã “ Đau não” như thế nào khi ra được một tác phẩm.
– Chia sẻ quan điểm riêng của bạn về thiết kế
– Bạn nên chụp hình hoặc lưu lại các giai đoạn này để Showcase.
5. Định hướng Showcase
– Bạn đã tạo ra 1 thiết kế tốt nhưng nó sẽ hoàn hảo hơn nếu bạn có định hướng showcase 1 cách hấp dẫn, cuốn hút và đầy mới mẻ.
– Bạn hoàn toàn có thể thoải mái sáng tạo để trình bày cho tác phẩm của mình không giới hạn phương tiện kỹ thuật, chất liệu, phong cách.
Ví dụ stop motion, photography, video motion….hoặc bạn có thể mang những ấn phẩm của mình ra bải biển đẹp để chụp hoặc setup bãi biển tại studio để thể hiện cho ý tưởng của mình thay vì chụp thông thường trên nền giấy.
* Chú ý: Định hướng chụp nên liên quan đến sản phẩm thiết kế của bạn, ví dụ chụp trên cát thì nên là dịch vụ liên quan như Du lịch, Nhà hàng hải sản
– Loại bỏ phương án dùng mockup có sẳn nếu bạn không muốn thiết kế của bạn trông “giống giống” một thiết kế nào đó hoặc có hàng trăm ngàn Designer trên thế giới sử dụng chung 1 mockup.
6. Chụp hình sản phẩm
– Hãy là 1 stylish chuyên nghiệp cho chính những thiết kế của mình.
– Bạn thiết kế ra một sản phẩm hãy chụp lại bức hình đó như là một tác phẩm nhiếp ảnh.
– Luôn tìm ra nhiều định hướng chụp hình để tránh sự nhàm chán
– Luôn giữ cho các tác phẩm thiết kế hiển thị đơn giản và trực quan
– Một trong những điều lưu ý là các bạn cần thể hiện hình ảnh chụp thoả mãn được về mặt hình ảnh thiết kế, kiểu dáng, chất liệu, các yếu tố điểm nhấn đặc biệt trong thiết kế và sản xuất.
– Chọn một hình ảnh thực sự đắt giá để làm cover vì có hàng trăm cover xuất hiện trên màn hình khi người dùng xem hãy chắc rằng sự lựa chọn của bạn là đặc biệt và thu hút.
7. Tạo ra link tương tác qua lại
Hãy dẫn link ở trong các tác phẩm của bạn để tạo ra sự kết nối qua lại giữa các portfolio hoặc trang web cá nhân.
8. Xem lại & xem lại
Khi showcase xong dù là 1 năm sau điều đó không có nghĩa đó là tác phẩm hoàn hảo nhất, vào 1 ngày đẹp trời bạn hãy “ngó lại” 1 chút và suy nghĩ biết đâu bạn sẽ có ý tưởng thể hiện nó tốt hơn.
Nguồn: Jimmi Tuan – Creative Director at Bratus .