Hosting là một phần không thể tách rời của việc làm Web. Khi bạn bắt đầu có suy nghĩ muốn làm cho mình một trang Web để giới thiệu sản phẩm, giới thiệu gian hàng của bạn, hay giới thiệu về Công ty hoặc thậm chí là làm một website về cá nhân bạn chẳng hạn. Thì có ít nhất 3 phần cần bạn chuẩn bị để hiện thực hoá suy nghĩ này là: tên miền là gì? Hosting ở đâu – dung lượng bao nhiêu? Và cuối cùng là source code Website. Thiếu 1 trong 3 phần này sẽ không thể cấu tạo nên 1 website cho bạn.
Source code Website là cái bạn có thể tự làm bằng sự hỗ trợ của các phần mềm mã nguồn mở, hay bạn cũng có thể tự lập trình source Web nếu bạn có kiến thức về nó, nếu không bạn có thể thuê các đơn vị hoặc cá nhân am hiểu về lập trình Web thiết kế cho bạn 1 website. Chi phí cho source code Website bạn chỉ trả 1 lần duy nhất và sử dụng lâu dài mà không phát sinh chi phí nào khác nếu bạn không phát sinh thêm tính năng bổ sung.
Không giống như Source code Website, tên miền và hosting bạn phải đóng phí gia hạn theo từng năm – tuỳ theo tên miền bạn chọn và thông số cấu hình hosting bạn chọn mà phí gia hạn cũng vì thế mà khác nhau?
Vậy Hosting là gì?
Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail… ,bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
>> Nói 1 cách đơn giản trong cuộc sống Hosting giống như 1 mảnh đất chứa trụ sở làm việc hoặc ngôi nhà mà bạn đang ở hay làm việc.
Ví dụ: Bình thường bạn có 1 file trong máy tính, trong Localhost của bạn, giờ bạn muốn cho người khác xem thì bạn cần tải file đó lên mạng, nơi để lưu trữ file đó gọi là hosting.
Tại sao cần phải mua Hosting?
Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.
Các loại Hosting phổ biến:
Shared Hosting: Hosting chia sẻ
SEO Hosting: Hosting dùng phục vụ SEO Website với nhiều IP khác nhau.
Reseller Hosting: Hosting đại lý phân phối lại
Cloud Hosting: Hosting dựa trên công nghệ điện toán đám mây.
Linux Hosting: Hosting chạy HĐH Linux
Windows Hosting: Hosting chạy HĐH Windows
Collocated Hosting: Thuê chỗ đặt máy chủ
Dedicated Server Hosting: Máy chủ dùng riêng
Virtual Private Server: VPS là máy chủ riêng ảo
Website của bạn càng lớn, dữ liệu lưu trữ trên Web càng nhiều thì không gian Hosting hay Server càng cần nhiều bấy nhiêu. Cùng tôi điểm qua 1 vài dịch vụ Hosting được quan tâm – sử dụng nhiều nhất dành cho cả người dùng chuyên lẫn không chuyên nhé.
Shared Hosting là gì?
Shared hosting là loại web hosting phổ biến nhất và lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp nhỏ và blog. Khi bạn nghe tới từ “web hosting”, thường là họ nói đến shared hosting. Với shared hosting, bạn chia sẻ tài nguyên server với những khách hàng khác của nhà cung cấp hosting của bạn. Website được đặt trên cùng một server để sử dụng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý, dung lượng đĩa,…
Ưu điểm:
Giá thành thấp
Thân thiện cho người mới bắt đầu (không cần kiến thức kỹ thuật)
Server được cấu hình sẵn
Control panel dễ sử dụng, thân thiện người dùng
Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server
Shared Hosting thường sử dụng HĐH Linux > Tương thích tốt mọi website mã nguồn mở.
Nhược điểm:
Ít quyền kiểm soát đến cấu hình server
Truy cập tăng đột biến từ các website khác có thể làm chậm site của bạn.
Kém bảo mật hơn các hình thức Hosting khác.
Dễ bị ảnh hưởng chung khi có 1 website cùng Share Host bị tấn công.
Cloud Hosting là gì?
Cloud hosting đang là giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường, vì dường như nó hoàn toàn không có downtime. Với cloud hosting, nhà cung cấp của bạn có một bộ các server. Files và tài nguyên được phân phối trên các server. Khi một trong các server cloud bị quá tải hoặc có bất kỳ vấn đề nào, traffic của bạn sẽ tự động được chuyển tới và xử lý tại server khác của cluster server đó.
Ưu điểm:
Gần như không có downtime
Server hỏng không ảnh hưởng tới site của bạn
Tài nguyên được phân phối tùy nhu cầu
Thanh toán tùy vào mức độ sử dụng (bạn dùng gì thì thanh toán đó)
Linh hoạt hơn VPS, về khả năng mở rộng
Nhược điểm:
Khó quản lý chi phí
Không có quyền root
VPS Hosting là gì?
VPS (Virtual Private Server) hosting là loại Web Hosting cũng dùng chung Server với người dùng khác, tuy nhiên, điểm khác biệt so với Shared Hosting là nhà cung cấp Web Host của bạn sẽ phân chia phân vùng trên Server cho riêng bạn. Có nghĩa là một không gian riêng trên một Server vật lý được thiết lập, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ cho bạn mà thôi. Trên thực tế, VPS Hosting phù hợp cho những doanh nghiệp cỡ vừa và các Website đang có phát triển nhanh chóng.
Ưu điểm:
Tài nguyên Server riêng (mà không phải mua hẵn một Server)
Truy cập lớn từ website khác không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của site của bạn
Truy cập quyền Root lên Server
Dễ nâng cấp
Khả năng tùy biến cao
Nhược điểm:
Đắc tiền hơn gói Shared Hosting
Cần kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản trị Server
Dedicated Server
Dedicated Server (hay Dedicated Hosting) là một Server vật lý của riêng bạn, toàn bộ tài nguyên trên Server đó là dánh riêng cho bạn. Vì vậy, Dedicated Server cho bạn toàn bộ quyền quyết định lên Server, hoàn toàn linh hoạt sử dụng. Bạn có thể cấu hình Server tùy thích, chọn lựa hệ điều hành và phần mềm cần sử dụng, cài đặt một môi trường hosting riêng, đặc biệt cho nhu cầu của bạn.
Trên thực tế, Dedicated Server cũng mạnh giống như Server riêng bạn mua ở ngoài, đặc biệt là còn được hỗ trợ bởi hỗ trợ chuyên nghiệp từ Web Host.
Ưu điểm:
Toàn quyền kiểm soát cấu hình server
Đáng tin (Bạn không chia sẽ bất kỳ tài nguyên nào với bất kỳ ai)
Quyền truy cập root
Tính bảo mật cao
Nhược điểm:
Giá thành cao
Cần kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý server
Mua Hosting ở đâu?
Bạn phải xác định nguồn khách hàng hay người truy cập chính của bạn muốn hướng đến là ở đâu, thông qua việc đó bạn sẽ xác định được việc mua Hosting ở đâu để có chất lượng và tốc độ truy cập Website của bạn được tốt nhất.
Ví dụ: Website của bạn hướng đến đối tượng là khách hàng và người dùng truy cập trong nước, thì nên chọn các đơn vị cung cấp Hosting trong nước để đảm bảo tốc độ truy cập và hỗ trợ tốt hơn. Hoặc bạn cũng có thể mua Hosting tại các nhà cung cấp nước ngoài nhưng nên chọn Location ở các quốc gia gần Việt Nam như Hongkong, Singapore, Japan, ….. Để có tốc độ truy cập tốt nhất và ít bị ảnh hưởng bởi các sự cố như đứt cáp quang biển ….
Và ngược lại nếu Website của bạn hướng đến đối tượng người truy cập ở nước ngoài, thì hãy chọn mua Hosting tại các đơn vị có cung cấp dịch vụ tại các Location như USA, Hongkong, Japan, Anh, Hà Lan, ….
Các thông số cần biết trong Hosting
– Hệ điều hành (OS) của máy chủ: hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows.
+ Hosting Linux: là Hosting chuyên hỗ trợ ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở…
+ Hosting Windows: Hosting Windows chuyên hỗ trợ về ngôn ngữ lập trình ASP, ASP.Net, HTML …. vì các Ngôn ngữ này, chạy chuyên trên Hosting Windows, do vậy khi load Web sẽ hỗ trợ tốt hơn, Hosting Windows có hỗ trợ ngôn ngữ PHP, nhưng chủ yếu, là hỗ trợ chính là ASP …
– Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải file lên host
– Băng thông: Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng
– PHP: Phiên bản php hỗ trợ trên Hosting
– Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
– RAM: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
– Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
– Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền
– Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting
– FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting
>> Có 2 thông số cơ bản mà người dùng không chuyên cần quan tâm và hay thắc mắc đó là Dung lượng và băng thông của Hosting, cụ thể thông tin sau có thể giúp ích cho bạn:
Dung lượng của Web Hosting?
Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Như đã nói ở trên, bạn thuê một web hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của web hosting cũng giống như diện tích văn phòng của bạn.
Băng thông của Web Hosting?
Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Ví dụ nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông.
Giá cả mua Hosting
Giá Hosting phụ thuộc rất nhiều và dung lượng lưu trữ, băng thông, loại Hosting bạn dự định mua và cũng tuỳ từng nhà cung cấp dịch vụ Hosting khác nhau nữa.
Nếu bạn mới thành lập Website, dữ liệu Web chưa nhiều, traffic (lưu lượng người dùng truy cập Web) chưa lớn, bạn có thể chọn các gói Hosting cơ bản để bắt đầu làm web với giá cả phải chăng và tiết kiệm được chi phí dùng vào các việc khác. Sau này Website hoạt động ổn định và nhu cầu của bạn tăng cao, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp – mở rộng dễ dàng.
Các gói Hosting cơ bản mà bạn chọn tất nhiên cũng tránh chọn những gói Hosting quá rẻ mà chất lượng không đảm bảo, dẫn đến việc truy cập Website của bạn bị chập chờn hay bị downtime liên tục mà làm giảm trải nghiệm của người truy cập.
Tóm lại 1 Hosting tốt là điều rất quan trọng – chúng có thể đảm bảo nội dung trên Website của bạn luôn hiện diện trên Internet, đảm bảo hài lòng khách truy cập, và ngày càng thu hút nhiều người dùng hơn nữa biết đến Website của bạn > đây chắc hẳn là điều ai cũng mong muốn có được.