Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý tính và cảm tính của một sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, và mọi sự thể hiện của sản phẩm đó, dần được tạo dựng qua thời gian và chiếm một vị trí rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
Hiện nay, thương hiệu trở thành một từ khóa phổ thông, ở đâu cũng nói đến thương hiệu vậy thương hiệu là gì? xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào? Vai trò thực sự của nó đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng như thế nào. Bài viết này có mục đích cũng cấp một khái niệm và quan niệm đúng nhất về thương hiệu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp các doanh nghiêp hiểu về thương hiệu và biết vận dụng vào doanh nghiệp mình để xây dựng một thương hiệu bền vững.
1. Xây dựng thương hiệu giúp mọi người nhận diện sản phẩm
Thương hiệu không chỉ là một cái tên, một thiết kế logo hay màu sắc đặc trưng; thương hiêu là tập hợp những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh lý tính và cảm tính.
Nếu xem xét thương hiệu như một con người. Mỗi người đều có một cá tính, một ngoại hình, một phong cách ăn mặc, cách giao tiếp riêng, họ mang đến những giá trị riêng, họ có những mối quan hệ và những câu chuyện của riêng họ. Chính những điều này đã xác lập chúng ta là ai và với thương hiệu doanh nghiệp cũng như vậy.
Lấy ví dụ về một thương hiệu toàn cầu rất nổi tiếng là coca cola, khoảng 94% dân số nhận biết được logo đỏ trắng của coca, bên cạnh đó mọi người còn được truyền cảm hứng lạc quan, tinh thần vui vẻ bởi coca.
2. Khác biệt hóa doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh
Trở thành “Lovemark” – thương hiệu được yêu thích, là mục tiêu tối cao của mỗi thương hiệu.
Việc xây dựng thương hiệu giúp bạn khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp, đó lý do người tiêu dùng bước vào siêu thị nhặt sản phẩm của bạn thay vì của rất nhiều đối thủ khác bên cạnh.
3. Thương hiệu giúp bạn kết nối với cảm xúc khách hàng
Xây dựng thương hiệu giúp bạn tạo niềm tin với thị trường mục tiêu, từ đó tạo ra lòng trung thành với thương hiệu. Hãy gắn kết những giá trị cảm xúc vào thương hiệu của bạn và truyền tải cảm xúc đó để khách hàng cảm nhận.
Chẳng hạn như thương hiệu giày thể thao Nike, bạn mua giày Nike bởi vì nó làm bạn cảm thấy thời trang và có cảm xúc bạn có thể làm bất cứ điều gì. Nike đại diện cho những giá trị cụ thể và truyền đạt chúng đến khách hàng một cách hiệu quả.
Nike khiến bạn tin tưởng rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì
4. Khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn
Thương hiệu tốt giúp khách tự đưa ra cho mình những lý do thuyết phục để chọn sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó. Một công ty truyền tải thông điệp giá trị rõ ràng và thực sự hành động vì thông điệp đó sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành thật sự.
Đây là lý do tại sao thương hiệu mạnh thường được coi là “các phím tắt” trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Một sản phẩm phù hợp cùng với trải nghiệm thương hiệu tích cực giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn, bởi vì họ biết chính xác những gì họ sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.
Khi mua giày dành cho mùa lạnh với tiêu chí mang lại cảm giác thoải mái, thương hiệu đầu tiên người tiêu dùng nghĩ đến là UGG. Thương hiệu này định vị là doanh nghiệp chuyên cung cấp giày dép mùa đông “xấu xí” về hình thức nhưng vẫn thoải mái và ấm áp – và các khách hàng của họ thích điều đó.
5. Thu hút nhân tài cho doanh nghiệp
Một thương hiệu mạnh khiến cho những người trẻ tài năng phải khao khát gia nhập vào đội ngũ của họ. Google là một minh chứng tuyệt vời cho điều này, họ đăng tải công khai những gì họ cung cấp cho nhân viên từ những buffet 3 bữa 1 ngày, không gian làm việc và giải trí độc đáo cho đến những đồng nghiệp cực tài năng. Khẩu hiệu tuyển dụng của Google là “Làm những điều thú vị”.
6. Thống nhất và đồng bộ chiến lược của doanh nghiệp
Để xây dựng thương hiệu thành công, cả tổ chức phải trên cùng một con thuyền. Tất cả mọi người từ CEO đến nhân viên phải chung một tầm nhìn và mục tiêu. Đó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp đi đến thành công. Nếu mọi nhân viên đều thực sự hiểu và tin tưởng vào những gì họ đang làm thì điều đó sẽ truyền cảm hứng đến khách hàng của bạn. Vì vậy, việc có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, giá trị của chiến lược thương hiệu đó đến nhân viên là điều cực kỳ quan trọng.
7. Tạo thuận lợi trong việc mở rộng thị trường
Thương hiệu mạnh có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Chiến lược xây dựng thương hiệu là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy chú trọng việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thường xuyên trong từng hoạt động hàng ngày. Nếu bạn cần tìm một cố vấn có chuyên môn cao trong chiến lược xây dựng thương hiệu, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia từ Minh Khang Agency.
Cre: Đào Lê